Thẩm duyệt PCCC là gì ? Quy trình thẩm duyệt PCCC mới nhất hiện nay

Thẩm duyệt PCCC là một trong những công tác quan trọng đầu tiên cho công trình. Trong quá trình xin phép, thiết kế PCCC, thi công, hoàn thành công trình, dự án xây dựng có phòng cháy chữa cháy. Việc xây dựng bản thiết kế PCCC được thực hiện do đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế phòng cháy. Sau đó bản thiết kế được trình cho cơ quan quản lý của nhà nước về PCCC kiểm tra, thẩm duyệt. Kiểm tra, đánh giá bản thiết kế có đúng, đủ, phù hợp so với quy định của pháp luật và của dự án hay không. Việc thẩm duyệt đơn giản nhưng cần đầy đủ giấy tờ pháp lý và đảm bảo kỹ thuật an toàn PCCC. Vậy các công việc và thủ tục, pháp lý phòng cháy đó là gì. Quý khách có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thủ tục thẩm duyệt mới nhất 2022.

I. Thẩm duyệt PCCC là quy định bắt buộc

Tại khoản 2 điều 13 Nghị định 136 năm 2020 NDCP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết. Quy định một các rõ ràng về một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy. Và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật phòng cháy chữa cháy quy định. Kiểm tra, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. Là một trong những căn cứ để xem xét quyết định phê duyệt. quy định về dự án thẩm duyệt thiết kế, xây dựng và cấp phép xây dựng. Điều đó cho thấy rằng, công tác thẩm duyệt thiết kế nghiệm thu phòng cháy chữa cháy là công tác quan trọng. Tác động rất lớn vào quá trình đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho địa bàn. Đã có nhiều vụ cháy nổ xảy ra mà nguyên nhân là do công trình đưa vào hoạt động.Khi chưa được cấp thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

Theo lực lượng phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ. Thì một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản. Là do các dự án công trình không đảm bảo đủ điều kiện phòng cháy. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều chủ đầu tư nhiều nhà thầu thi công chủ quan. Phát huy lợi ích cá nhân mà không thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Không thực hiện thẩm duyệt, hoặc có thẩm duyệt nhưng khi thi công lại không tuân thủ các thiết kế đã được thẩm duyệt. Dẫn đến công trình gặp nhiều sai sót về phòng cháy chữa cháy.

Thẩm duyệt PCCC

Thẩm duyệt PCCC

II. Thẩm duyệt PCCC là gì ?

Việc xin thẩm duyệt PCCC của một sự án, công trình cũng giống như xin giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng nhà đất. Việc thẩm duyệt thiết kế hòng cháy cần phải thực hiện khi. Chủ đầu tư, trình bản thiết kế PCCC cho cơ quan nhà nước quản lý về phòng cháy chữa cháy. Để đánh giá, xem xét các thông số kỹ thuật của bản thiết kế an toàn phòng cháy để duyệt. Đôi khi cần thay đổi gì thêm cho phù hợp với quy định, an toàn cho hệ thống PCCC của công trình đó. Việc đánh giá, xét duyệt bản thiết kế thi công PCCC được thực hiện trước khi thi công xây dựng. Và nghiệm thu sau khi công trình xây dựng xong cũng cần đánh giá xem có đúng với thiết kế đã được phê duyệt hay chưa. Việc này được thực hiện bởi cơ quan chuyên ngành PCCC triển khai nghiêm ngặt. Tuân thủ theo quy định an toàn trong ngành chữa cháy và luật xây dựng

III. Các bước cần làm khi thực hiện thẩm duyệt và thi công PCCC

Thứ nhất : Khi tiến hành thực hiện một dự án về xây dựng hệ thống phòng cháy. Chủ đầu tư nên chọn một công ty có năng lực chuyên môn về phòng cháy, có tư cách pháp nhân tư vấn thiết kế. Tìm kiếm đối tác chuyên nghiệp và thực hiện quy trình báo giá cho các hạng mục của dự án PCCC.

Thứ hai : Căn cứ vào thực tế, quy mô công trình và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế sẽ nghiên cứu cho ra bản vẽ chi tiết từng hạng mục của dự án. Yêu cầu là phải tương đồng với thiết kế của bản vẽ xây dựng công trình

Thứ ba : Sau khi nhận bản thiết kế phòng cháy, thì chính đơn vị thiết kế. Sẽ làm việc trực tiếp, giải đáp, thuyết trình với cơ quan nhà nước về PCCC. Về mọi vấn đề từ báo cháy, phòng cháy, chữa cháy để thẩm duyệt PCCC. Trực tiếp trên bản vẽ xem có đúng theo quy định của luật pháp cho yêu cầu phòng cháy chữa cháy hay chưa ?

Thứ tư : Nếu các vấn đề trên đạt được yêu cầu, thì cơ quan quản lý nhà nước về an toàn phòng cháy sẽ cấp giấy phép chứng nhận đạt chuẩn thiết kế. Khi đó chủ đầu tư công trình sẽ tiến hành mở thầu, mời thầu cho phần phòng cháy. Mời một số công ty chuyên về thi công PCCC để thực hiện công trình. Một đơn vị độc lập sẽ được thuê, giúp giám sát thi công riêng về phòng cháy mà họ đã khảo sát.

Thứ năm : Sau khi thi công hệ thống PCCC xong thì chủ đầu tư sẽ tiến hành lập thủ tục hoàn thành cho dự án. Để mời cơ quan phòng cháy chữa cháy tới nghiệm thu công trình đã thực hiện xong. Nếu như đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng với bản vẽ phòng cháy thì coi như đã hoàn thiện căn bản về thi công phòng cháy chữa cháy

thẩm duyệt thiết kế PCCC

thẩm duyệt thiết kế PCCC

IV. Hồ sơ trình thẩm duyệt thiết kế PCCC 2023 cần chuẩn bị gì ?

Bản thiết kế PCCC là một trong những bước chuẩn bị quan trọng trong một dự án xây dựng. Bản thiết kế phải tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn trong lĩnh vực xây dựng và phòng cháy và chữa cháy. Nó phù hợp với thiết kế của công trình, và phù hợp với công năng sử dụng của công trình mà sau khi xây dựng xong sẽ được đưa vào hoạt động. Vì vậy các bước chuẩn bị hồ sơ tổng thể của toàn bộ bản thiết kế cho phòng và chữa cháy. Cần tỉ mỉ, chính xác, phù hợp với công trình và luật pháp và được cơ quan PCCC địa phương thẩm duyệt trước khi đưa vào thi công. Vậy bộ hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy cho công trình phải cần thiết gồm những vấn đề gì ?

1. Bản thiết kế quy hoạch chung về PCCC của dự án

A. Văn bản yêu cầu xem xét, và xin đánh giá về biện pháp quy hoạch phòng cháy và chữa cháy. Văn bản được gửi từ cơ quan chủ quản công trình cho cơ quan PCCC địa phương. (Nếu ủy quyền cho 1 đơn vị khác thực hiện thì phải kèn theo văn bản giao đi cùng)

B. Thông tin tổng chi phí ước tính về tài chính áp dụng dự án phòng cháy chữa cháy của công trình.

C. Một vài tài liệu bản gốc và bản vẽ quy hoạch chi tiết của công trình với tỷ lệ 1 trên 500. Nội dung trình bày đầy đủ tất cả kiến nghị về biện pháp thi công phòng cháy và chữa cháy như sau:

– Địa điểm xây dựng của dự án, cụm công trình, sắp đặt các khu đất, các lô nhà phải quy hoạch để chống cháy lan. Giảm thiểu tối đa sự tá động của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra. Hạn chế nhiều nhất tác động sang các khu vực dân cư và dự án xung quanh

– Không gian xây dựng, thông tin liên lạc, khoảng không gian thoáng, sân bãi, khuôn viên đáp ứng được đủ kích thước quy định và chịu tải trọng. Bảo đảm cho tất cả phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai mọi hoạt động chữa cháy

– Có đầy đủ chi tiết cụ thể về hệ thống cấp nước cho cứu hoả, hệ thống thông tin liên lạc. Nguồn điện thay thế phải bảo đảm phục vụ những hoạt động chữa cháy, thông báo báo cháy, sơ tán, chiếu sáng …

– Quy hoạch vị trí, địa điểm, khu liên kết với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi cần thiết trong chữa cháy. Luôn có một số địa điểm dự bị, sân bãi, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống đột xuất, đặc biệt trong việc chữa cháy. Diễn tập, bảo quản, bảo dưỡng, phương tiện chữa cháy theo quy định của cục PCCC – Bộ Công an.

Bản thiết kế PCCC là một trong những bước chuẩn bị quan trọng trong một dự án xây dựng

Bản thiết kế PCCC là một trong những bước chuẩn bị quan trọng trong một dự án xây dựng

2. Bản thiết kế hạ tầng PCCC cho công trình cần những gì ?

A. Văn bản yêu cầu xem xét, và xin đánh giá về biện pháp quy hoạch phòng cháy và chữa cháy. ( Nếu ủy quyền cho 1 đơn vị khác thực hiện thì phải đính kèm văn bản uỷ quyền kèm theo )

B. Bản sao giấy chứng nhận đồng ý cho phép đầu tư dự án đã được chính quyền cấp

C. Tổng mức đầu tư tài chính dự kiến cho toàn bộ công trình.

D. Bản vẽ và bản thuyết minh bằng văn bản cụ thể được ghi chú những các nội dung quy định. Về các biện pháp phòng cháy và chữa cháy như sau:

– Địa điểm xây dựng cho dự án phải giữ đúng khoảng cách đúng quy định an toàn về PCCC đối với những dự án xung quanh khu vực thi công

– Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp có quy mô, lĩnh vực hoạt động của công trình sau này. Phải dự trù có các giải pháp và phương tiện bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan sang các hạng mục cơ sở trong dự án. Và giữa công trình đang trình thẩm duyệt và các dự án xung quanh

– Bảo đảm cung cấp tốt về hệ thống điện, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ cho công trình. Và nhất là việc thiết kế các khu, kho chứa vật tư phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

– Hành lang, lối thoát nạn phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn (cửa, lối đi, cầu thang thoát nạn), hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hê thống thông gió, hút khói, đèn chỉ dẫn thoát nạn exit, các loại đèn báo tín hiệu. Trang bị sẵn sàng các công cụ hỗ trợ cứu thương khi có hoả hoạn. thiết bị dụng cụ phải bảo đảm dễ sử dụng, huy động nhanh và an toàn

– Hệ thống đường đi trong dự án, bãi đỗ cho cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động khi có hoả hoạn. Bảo đảm kích thước và tiêu chuẩn và đủ tải cho các loại xe. Hệ thống cấp nước chữa cháy luôn bảo đảm đáp ứng đủ nước và áp suất cho hệ thống chữa cháy

Hệ thống báo cháy, chữa cháy và các loại công cụ, dụng cụ hỗ trợ công tác cứu hoả, cứu sinh phải bảo đảm số lượng. Vị trí lắp đặt phải phù hợp cho đặc điểm riêng của dự án, dễ quan sát, dễ lấy sử dụng. Và đảm bảo tính cơ động khi di chuyển dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu hộ cứu nạn theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn khoa học theo luật PCCC

Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy

3. Bản thiết kế kỹ thuật PCCC phải bảo đảm những gì ?

A.Cung cấp đầy đủ văn bản gốc đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy từ chủ đầu tư. ( Nếu ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản bàn giao kèm theo )

B. Bản sao của văn bản đồng ý trong quy hoạch của cơ quan chính quyền 
C. Ước tính tổng mức kinh phí đầu tư cho phần dự án phòng cháy chữa cháy
D. Bản vẽ và bản thuyết minh chi tiết kỹ thuật hoặc thiết kế tông quan bản vẽ thi công. Thể hiện toàn bộ mọi nội dung bắt buộc về phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:

– Địa điểm xây dựng cho dự án phải giữ đúng khoảng cách đúng quy định an toàn về PCCC đối với những dự án xung quanh khu vực thi công

– Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp có quy mô, lĩnh vực hoạt động của công trình sau này. Phải sẵn sàng triển khai một số biện pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa những hạng mục cơ sở trong dự án. Và giữa công trình đang trình thẩm duyệt và các dự án xung quanh

– Bảo đảm cung cấp tốt về hệ thống điện, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ cho công trình. Và nhất là việc thiết kế các khu, kho chứa vật tư phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

– Hành lang, lối thoát nạn phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn (cửa, lối đi, cầu thang thoát nạn), hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống thông gió, hút khói, đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn báo tín hiệu. Công cụ hỗ trợ cứu thương khi có hoả hoạn phải bảo đảm dễ sử dụng, huy động nhanh và an toàn

– Hệ thống đường đi trong dự án, bãi đỗ cho cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động khi có hoả hoạn. Bảo đảm kích thước và tiêu chuẩn và đủ tải cho các loại xe. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm đáp ứng tốt việc cung cấp nước và áp suất khi chữa cháy

– Hệ thống báo cháy, chữa cháy và công cụ, dụng cụ hỗ trợ công tác cứu hoả các loại phải bảo đảm số lượng. Vị trí lắp đặt phải phù hợp với đặc điểm riêng của dự án, dễ quan sát, dễ lấy di chuyển tới lấy sử dụng. Và đảm bảo tính cơ động cho việc di chuyển dụng cụ, phương tiện chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn khoa học theo luật PCCC

Bản thiết kế kỹ thuật PCCC

Bản thiết kế kỹ thuật PCCC

4. Thủ tục xem xét địa điểm thi công hệ thống PCCC gồm

– Văn bản đã được cơ quan chấp thuận địa điểm xây dựng PCCC tại công trình của chủ đầu tư. ( Nếu ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản bàn giao kèm theo )

– Bản sao chứng từ, văn bản chứng minh tính hợp pháp là chủ sở hữu mặt bằng sắp xây dựng dự án

– Bản vẽ, tài liệu mô tả chi tiết hiện trạng địa hình của mặt bằng chuẩn bị thi công dự án. Từ việc thi công phòng cháy và chữa cháy với khả năng chống cháy và chữa cháy của dự án. Khoảng cách thức từ dự án dự định xây dựng đến các dự án xung quanh, hướng gió, độ cao của dự án …

Quy trình thẩm duyệt một dự án PCCC

Quy trình thẩm duyệt một dự án PCCC

V. Vài điểm cần lưu ý khi trình thẩm duyệt PCCC

Quy trình thẩm duyệt một dự án PCCC bao gồm một số thủ tục bắt buộc sau. Và các đơn vị thi công phòng cháy cần áp dụng thực hiện từng bước một cách tuần tự. Từ bước trình thầm duyệt của đơn vị thiết kế tới thời gian để cơ quan PCCC kiểm tra. và tiếp theo là trình các giấy tờ, bản vẽ, hồ sơ năng lực, giấy tờ của dự án thi công và việc thu phí, đống phí … Đây là một quy trình cần thực hiện tuần tự nghiêm ngặt theo quy định của luật PCCC. Nhằm đảm bảo chắc chắn hệ thống phòng cháy chữa cháy đáp ứng đúng luật, thiết kế phù hợp. Đáp ưng yêu cầu xử lý tốt hoả hoạn khi có sự cố về cháy nổ tại công trình

1. Quy định về thủ tục thẩm duyệt phòng cháy & chữa cháy

Thẩm duyệt PCCC đối với các công trình, được xác định tại phụ lục IV ban hành bởi Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ra ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Cần nắm chắc quy định về hồ sơ thẩm duyệt về PCCC để thực hiện đúng trình tự. Quy định này là căn cứ tiêu chuẩn cho người thiết kế dự án PCCC và cơ quan phương cháy chữa cháy địa phương thực hiện 

2. Thời gian cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thẩm duyệt PCCC

– Công trình thiết kế quy hoạch: Không quá mười ngày làm việc
– Công trình thiết kế cơ sở: Không quá mười ngày làm việc áp dụng cho các công trình nhóm A. Không quá năm ngày làm việc áp dụng cho công trình nhớm B và nhóm C.
– Đối với bản thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công chi tiết PCCC. Không quá 15 ngày làm việc áp dụng cho các dự án, công trình thuộc nhóm A. Không quá mười ngày làm việc áp dung cho các dự án thuộc nhóm B và C
– Chấp nhận địa điểm xây dựng dự án. Không quá năm ngày làm việc. Áp dụng cho các dự án, các công trình nhóm A, B, C nêu trên. Được áp dụng theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy về quản lý công trình đầu tư xây dựng liên quan

thẩm duyệt phòng cháy & chữa cháy

thẩm duyệt phòng cháy & chữa cháy

3. Đối tượng triển khai sau thẩm duyệt PCCC hoàn thành

– Chủ đầu tư những công trình theo quy định tại phụ lục IV ban hành. Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ban hành gày 31/7/2014 của thủ tướng Chính phủ. Nhưng không áp dụng cho đối tượng trong khu vực hành chính ở cấp Trung ương. Và những công trình theo diện ủy quyền từ cơ quan Cục Cảnh sát phòng cháy cứ hộ, cứu nạn.

4. Cơ quan nào thẩm duyệt PCCC ?

Cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy (PCCC) thường được tổ chức theo các quy định pháp luật của từng quốc gia. Trong nhiều quốc gia, tổ chức PCCC được giao cho các cơ quan chính phủ hoặc cơ quan an ninh cảnh sát, nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng và xã hội.

Thường, các cơ quan chức năng như cơ quan PCCC sẽ được tổ chức có hệ thống, có cấp bậc từ cơ bản đến cấp cao. Các cấp độ này thường bao gồm các đội PCCC tại cơ sở, địa phương, và cấp quốc gia. Cơ quan PCCC thường có nhiệm vụ đánh giá nguy cơ cháy và phối hợp các biện pháp phòng cháy, chữa cháy cũng như cứu hộ khi cần thiết. Quy trình thẩm định và phê duyệt PCCC thường được xây dựng một cách cẩn thận, với sự tham gia của các chuyên gia và cơ quan quản lý để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Cơ quan nào thẩm duyệt PCCC

Cơ quan nào thẩm duyệt PCCC

5. Kết quả khi thẩm duyệt PCCC

Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC được cơ quan quản lý PCCC đóng dấu “ĐÃ THẨM DUYỆT VỀ THIẾT KẾ THI CÔNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY”. Vào các bản vẽ hoặc văn bản đáp lời về biện pháp PCCC đối với thiết kế của công trình. Theo quy hoạch hoặc văn bản đồng ý địa điểm thi công của công trình. Sau khi cơ quan PCCC địa phương thẩm duyệt xong thi việc thi công hệ thống phòng cháy mới được tiến hành

6. Lệ phí phải bao nhiêu cho hồ sơ thẩm duyệt PCCC ?

– Mức thu phí thẩm duyệt PCCC được quy định và áp dụng trong luật định theo công thức sau:
– Phí thẩm duyệt PCCC được tính là tổng mức đầu tư công trình được duyệt x Mức thu
– Trong đó: Tổng mức đầu tư tài chính dự án được duyệt không được tính đi kèm. Giá bồi thường trên đất dự án, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư cho cư dân …
– Mức thu này đã được xác định rõ tại Biểu mức thu phí I, II quy định áp dụng theo thông tư số 150/2014/TT-BTC. Ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính, về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý áp dụng cho thẩm duyệt, thiết kế về PCCC.
– Trường hợp tổng mức đầu tư cho công trình với giá trị đầu tư. Nằm giữa các khoảng trị giá dự án ghi trên biểu mức thu phí I, II. Căn cứ vào thông tư số 150/2014/TT của Bộ tài chính. Thì mức thu phí được áp dụng theo công thức sau: Nit = Nib – Nib – Nia x ( Git – Gib ) Gia – Gib

– Mức thu phí thẩm duyệt cần nộp đối với một dự án công trình. Được áp dụng tối thiểu theo chỉ dẫn trên, với mức tối thiểu áp dụng là 2.000.000 đồng/dự án. Và phí thẩm duyệt tối đa là 150.000.000 đồng/dự án công trình.
– Trường hợp nếu là cải tạo hoặc đổi thay đổi công năng của dự án, hay hạng mục công trình. Thì mức phí thẩm duyệt PCCC áp dụng bằng 40% mức thu phí thẩm duyệt của lần đầu khi xây dựng
– Đối với trường hợp công trình dự án mà chủ sở hữu muốn thay đổi tổng đầu tư tài chính. Thì tính phí thẩm duyệt được áp dụng thực tế trên phần tài chính bổ sung thêm cho dự án

Cơ quan cảnh sát PCCC sẽ xem xét và thẩm duyệt thiết kế PCCC

7. Khi nào phải nộp phí thẩm duyệt PCCC ?

– Đối với công trình thiết kế quy hoạch có tỷ lệ 1:500: Thời gian nộp phí được áp dụng từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt PCCC. Đến khi cơ quan nhà nước thẩm duyệt và có văn bản trả lời về giải pháp PCCC và kèn theo giấy hẹn.
– Trường hợp cho hồ sơ thiết kế dự án, công trình:
  + Trường hợp với hồ sơ thiết kế dự án, công trình có 1 bước thiết kế: đơn vị phải đóng phí tất cả số phí thẩm duyệt trong thời gian. Được áp dụng từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế công trình, đến trước khi được bàn giao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC cùng giấy hẹn đi kèm
  + Trường hợp với hồ sơ thiết kế công trình có từ 2 bước thiết kế trở lên: Đơn vị phải đóng phí 30% số tiền phí thẩm duyệt phải nộp theo quy định. áp dụng từ thời điểm từ khi nộp đủ hồ sơ thiết kế cơ sở, đến trước khi cơ quan PCCC thẩm duyệt. Và có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở. Nộp số tiền phí còn lại (70%) áp dụng kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công). Đến trước khi được cơ quan PCCC cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và đi kèm theo giấy hẹn.

8. Điều kiện nào để được xét thẩm duyệt PCCC ?

Giấy tờ để thẩm duyệt phòng cháy gồm 02 bộ, phải có xác nhận của chủ đầu tư ông trình. Nếu như hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải được bản dịch ra tiếng Việt và cũng được xác nhận của chủ dự án

Cơ sở pháp lý thẩm duyệt cho dự án phòng cháy chữa cháy

– Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành áp dụng thực hiện năm 2001. Và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số vấn đề của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013
– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành, áp dụng từ 31/7/2014 của chính phủ Việt Nam quy định. Chi tiết triển khai về 1 số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi. Bổ xung 1 số điều cần thiết cho luật phòng cháy & chữa cháy hiện nay
– Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ban hành vào thời điểm 16/12/2014 thuộc Bộ Công an. Quy định chi tiết triển khai 1 số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Thông tư số 150/2014/TT của bộ tài chính áp dụng từ ngày 10/10/2014. Của bộ tài chính quy định về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, điều hành.

9. Các thủ tục cần có khi trình thẩm duyệt PCCC

1/ Bản vẽ mẫu hệ thống PCCC & hệ thống chống sét (02 bộ bản chính)
2/ Văn bản thuyết minh công nghệ (01 bộ bản chính)
3/ Văn bản uỷ quyền của chủ đầu tư (01 bộ bản chính)
3/ Đơn đề nghị thẩm duyệt chuẩn (01 bộ bản chính)
4/ Văn bản giấy phép đăng ký kinh doanh (01 bộ phô tô)
5/ Văn bản chứng nhận được phép đầu tư dự án (01 bộ photo)
6/ Hợp đồng đã được chấp thuận thuê hoặc mua diện tích đất xây dựng công trình (01 bộ photo)
7/ Giấy xác nhận đáp ứng quy hoạch chung trong khu vực sẽ thi công công trình

Hoàng Nhật Hưng thực hiện dịch vụ thẩm duyệt PCCC giá tốt nhất

VI. Chi phí dịch vụ thẩm duyệt PCCC như thế nào ?

Cty phòng cháy chữa cháy Hoàng Nhật Hưng là doanh nghiệp chuyên môn về kinh doanh phòng cháy và chữa cháy. Với chức năng thiết kế PCCC, thi công hệ thống PCCC. Bảo trì, bán sỉ và lẻ các thiết bị PCCC cao cấp. Thẩm duyệt PCCC là một trong những dịch vụ mà công ty đã thực hiện nhiều năm. Với thời gian, thủ tục chi phí dịch vụ cho dự án cam kết thấp nhất trên thị trường. Nếu quý khách cần chúng tôi thực hiện thẩm duyệt xin liên hệ với hotline để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

VII. Liên hệ để khách hàng sử dụng dịch vụ thẩm duyệt PCCC

Để tiếp tục hành trình an toàn cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để sử dụng dịch vụ thẩm duyệt PCCC chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả và đáng tin cậy, giúp bạn đảm bảo an toàn cho tài sản và nhân viên của mình.

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn từ quá trình đánh giá, thiết kế đến triển khai và bảo trì hệ thống PCCC. Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng mọi giải pháp được tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp bạn. Hãy đặt niềm tin vào chúng tôi và cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc an toàn và bền vững. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu!

Tên công ty: Cty PCCC Hoàng Nhật Hưng

Địa chỉ: 619 đường số 6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Liên Hệ: 090.334.3680 ( Ms Thảo)
Email : hoangnhathungcompany.ltd@gmail.com
Trang Web :https://thietbipcccvietnam.com/

5/5 - (35 bình chọn)

You cannot copy content of this page