Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bàn về chiếc bình chữa cháy. Nếu như cách đây 2 tuần thì nó chỉ là đề tài gây tranh cãi, thì đến giờ có lấy đồ vật vô tri vô giác này còn thậm chí gây khó chịu. Khiến cho nhiều người sợ hãi nữa đặc biệt là các chủ xe ô tô. Có một thực tế là hiện nay thì nó bị không ít người ruồng rẫy dù rằng là thông tư 57 quy định là bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy trên ô tô thì đã có hiệu lực luật. Mỗi thứ đều có lý do của nó và không phải là do những chủ xe không tuân thủ luật pháp hay là họ không muốn bảo vệ chính bản thân mình và tài sản lên tới tiền tỷ này
– Tại sao lại như vậy ? Tại sao những người sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để mua ô tô, mà lại không mua được một cái bình chữa cháy chỉ có giá là vài trăm nghìn đồng ? Và thậm chí họ sẵn sàng chịu phạt. Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời với một tài xế như thế, nhưng đến nay thì vẫn chưa sắm bình chữa cháy xe ô tô của mình. Xin giới thiệu Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng. Nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự Bộ Công an và điều đặc biệt là ông Hùng đã từng có xe ô tô bị cháy. Và cũng từng là người liên tục đưa ra các ý kiến phân tích trong thời gian xảy ra hàng loạt các vụ án trái ô tô xe máy vào hồi năm 2012. Và trên hết là cảm ơn Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng đã tham gia chương trình và trên hết thì xin mời ông cùng với quý vị khán giả sẽ cùng theo dõi nhận định sau đây của một người về những sự cố xảy ra với bình chữa cháy ở trên ô tô chỉ trong vài ngày vừa qua
Từ người thật việc thật
Contents
- 1 Từ người thật việc thật
- 2 Chuyện cháy xe của chuyên gia
- 3 Chính quyền và cơ quan chức năng xem xét
- 4 Sợ công an phạt hay sợ nổ bình trên xe ?
- 5 Nguyên nhân dẫn đến nỗi lo sợ.. nổ bình
- 6 Chính người bán cũng mù mờ về chất lượng bình cứu hỏa
- 7 Bình nhỏ có chữa được cháy xe lớn ?
- 8 Trách nhiệm thuộc về ai khi bình phát nổ hoặc xe cháy ?
- 9 Triển khai xong .. mới nghiên cứu …
- 10 Tổng kết lại
Anh Nguyễn Hoàng Hải ở quận Ba Đình Hà Nội chụp lại hình ảnh sau khi bình chữa cháy mini trên chiếc xe BMV của anh bị nổ, và phun bọt trắng xóa ngay trong xe vào rạng sáng ngày 17 tháng 1. Anh nói “tôi di chuyển từ chỗ Vincom Nguyễn Chí Thanh đến Lê Văn Lương thì 12 giờ đêm, thì nghe tiếng nổ bụp nhỏ thôi sau đó nó tiếng xì xì. thì nghi một là do bình ắc quy, 2 là do lốp, 3 là do bình cứu hỏa để sau cốp xe nó bị nổ. Dừng xe lại và mở cốp lên phải mở cái nắp chứa lốp dự phòng lên thì bình vẫn đang đang tiếp tục xì ra. Tôi vứt ình đó ra khỏi xe và tiếp đó là toàn bộ khu vực ắc quy và gần lốp là bọt của bình cứu hỏa phun trắng hết khu vực ắc quy. Phải bỏ cái lốp ra để lau toàn bộ bình ác quy ra để cho nó sạch sạch bọt, không sợ ảnh hưởng đến phần điện ắc quy của xe”
Anh Hải cho biết, vị trí anh đặt khá cố định, quãng đường di chuyển thuận lợi, nhiệt độ vào thời điểm này chỉ tầm 17 độ C. Trước bình chữa cháy được anh Hải mua cách đây 10 ngày trên phố Yết Kiêu Hà Nội. Thời điểm này mặt hàng bán bình chữa cháy hàng hiếm. Rất nhiều bình không có tem kiểm định, cũng được bày bán. A Hải nói “chắc là tôi sẽ chịu phạt của Công an và không bao giờ để bình trên xe nữa và đây là điều chắc chắn”. Ngày 16 tháng 4 chiếc bình cứu hỏa mini được đặt trên chiếc xe 4 chỗ của ông Ngô Hiếu Thuận – Chợ Gạo Tiền Giang. Bông dưng tự phát nổ làm hư hỏng cửa và nứt thùng loa trong xe. Ông Thuận mới mua chiếc bình cứu hỏa này khoảng hai tháng, bình có thời hạn sử dụng đến tháng 11 năm 2017. Sau khi sự việc xảy ra ông Thuận đã báo lực lượng công an xã tới lập biên bản
Chuyện cháy xe của chuyên gia
Phóng viện : Vừa rồi thì chúng ta có thể thấy là ít nhất là trong vài ngày qua đã xảy ra 2 trường hợp nổ bình chữa cháy ở trên xe hơi đầu tiên. Thì xin hỏi Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng ông thì là một cựu cán bộ ngành công an, nhưng mà tại sao đến giờ này xe của mình thì vẫn chưa có bình chữa cháy ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Qua thực tế đã trải qua đi công tác với người nước ngoài và bị cháy bằng xe toyota, và đồng thời với sự cấp cứu mà để mà dập tắt đám cháy. Qua cái thực tế năm 2012 và 2013 cháy ô tô và xe máy cũng rất nhiều. Thì một cái băn khoăn của tôi lại cái chỗ về mặt cơ sở hóa học. Nếu mà cái bình cứu hỏa này là 500 ml cho một cái trường hợp thông thường như cháy ở các động cơ nhiều. Thì cái khó của nó rất lớn, khi phát hiện ra thì nó cũng hết cả phút rồi, thì khi cháy to rồi thì 500 ml của cái này không đủ khả năng để được tắt. Thì về mặt cơ sở khoa học nó cũng chưa chứng minh được chắc chắn. Còn đối với tôi suy nghĩ trên thực tế cái này cái này nó sẽ không cứu được nếu xe bị cháy. Do vậy thì cũng không phải là vấn đề là là không chấp hành nhưng mà thật ra nó không có cơ sở khoa học và thực tế thuyết phục
Phóng viên : Nhắc tới sự cố cháy xe thì được biết ông cũng đã từng trải qua của sự cố cháy xe ô tô, Ông có thể kể cho quý vị ghe được không ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Năm 1973 đi cùng công tác với chuyên gia Đức, dạy tiếng Đức, ở trong trường đại học An Ninh. Thì như vậy là xe thì đi nhanh, nhưng mà đến ngã ba Kim Liên nên dừng đột xuất thì xe toyota cũng không còn mới thì ra nó mới bốc cháy. Thì tôi mời chuyên gia ra ngoài xe và Hô công nhân chữa đường, xúc cát để dập thật nhanh. Thì hôm nay cũng may ra không xảy ra cái gì đáng tiếc cho chuyên gia đó. Nhưng mà sau đó thì có xe khác đón chuyên gia ra về. Thì đấy là một bài học rất là thực tế thấy rằng là xe là nếu mà dùng lượng nhỏ thì được không. Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề phòng cháy chữa cháy thì đối với cái bình chữa cháy này thì nếu mà phun bột và khí ở trong đó thì để cái nhiệt độ 50 độ là không an toàn lắm. Nếu mà nói nước mình nóng, phải 60 độ nếu để trong những chỗ cốp xe
Chính quyền và cơ quan chức năng xem xét
Phóng viên : Thưa giáo sư tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng, nói đến sự cố cháy nổ Ô tô xe máy thì chúng ta có thể có thể nói ngay được rằng. Năm 2012 là cái thời điểm là định điểm của sự cố này. Ở cái thời điểm đó thì cũng đã có rất là nhiều các cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức. Và có sự tham gia của cơ quan chức năng cũng như là những nhà chuyên môn. Và chúng tôi cũng biết được biết ông ấy cũng đã tham gia và ông đã có tiếng nói trong các cuộc hội thảo này. Vậy thì ở cái thời điểm đó các cơ quan chức năng có nhắc tới việc là trang bị cái bình chữa cháy mini để trên xe ô tô không ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Năm 2012 và 2013 thì chúng ta cũng gặp trường hợp cháy rất nhiều xe ô tô. Tăng đột biến và cả xe máy. Thì VUSTA – là liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Cử tôi để báo cáo cho ủy ban về khoa học và công nghệ của Quốc hội. Thì chúng tôi đã đến báo cáo và thấy rằng những nguyên nhân đưa ra và về cơ bản là đúng. Nhưng mà xác định về thí chủ yếu là cái gì thì cái đấy là theo tôi cá nhân thì cũng chưa hay lắm. Nhưng mà phải thấy là trong đợt đó thì cũng chưa ai nhắc đến cái bình chữa cháy này. Vì hầu như tất cả các xe ô tô cũng đi xe máy cháy khi phát hiện và để cứu thì nó lại chảy hết rồi còn mỗi trời khùng rồi
Sợ công an phạt hay sợ nổ bình trên xe ?
Phóng viên : Vừa rồi mà chúng tôi có phát thì ông cũng có thể thấy. Một vị khán giả chính là người đã xảy ra sự cố là anh Nguyễn Hoàng Hải ở Hà Nội. Thì Anh cũng đã nói thẳng thắn rằng là bây giờ sau khi xảy ra sự cố này thì anh thà bị phạt còn hơn là trang bị cái bình chữa cháy mini nào trên xe ô tô. Vậy ông có cùng chung với quan điểm với cái này không ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Hiện nay công an đang có chỉ thị kiểm tra nhưng không có phạt, khi không trang bị bình phòng cháy chữa cháy mini cho oto. Vì chúng ta bị cái chuyện như thế thì cũng nên để chờ đợi cho nó an toàn thì có thể tránh bị lại. Chứ còn bây giờ mình cũng không chứ cũng chưa vội chạy theo, tôi là như thế nếu tôi được thì tôi cũng từ từ
Nguyên nhân dẫn đến nỗi lo sợ.. nổ bình
Phóng viên : Đương nhiên là chúng ta vẫn phải coi thượng tôn pháp luật là trên hết. Tuy nhiên thì nó cũng phải dựa trên những căn cứ khoa học đúng vậy. Trong trường hợp cụ thể như anh Hải vừa rồi cũng có cho rằng là bình chữa cháy thì được đặt ở một vị trí cố định và các đường đi của anh ấy cũng không có cái gì là ra đập. Cộng với việc thời tiết vừa rồi chúng ta biết là thời tiết ở Hà Nội nhiệt độ thấp chỉ khoảng dưới 20 độ C. Theo ông, nguyên nhân nào có thể khiến trong cái bình có cái vỏ kim loại được cho là chắc như thế này như thế này mà có thể nổ như vậy ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Khẳng định nguyên nhân nổ thì rõ ràng cái bình này là không an toàn. Nguyên nhân chính của nó, theo tôi nghĩ là không phải do với nhiệt độ tác động. Mà là do các kỹ thuật khi mà nạp xong rồi van của nó thì do quá trình chuyển động. Có thể xô đẩy và cũng có thể làm tăng thể tích tăng lên hoặc gây nó với đột xuất đột biến áp suất. Những cái nữa là phải nghiên cứu sâu về cái bản chất của chất chữa cháy này là gì ? Hiện nay chúng tôi mới đọc sơ bộ chỉ mới thấy rằng đây là hai chất silicon mà nó thêm cái khí. Khi cho bọn đấy, khi mà xịt ra vào một mét rưỡi gì đó nhưng mà rõ ràng thì chúng ta cũng chưa có chỗ nào nghiên cứu. Mà nếu chúng anh nhập mà nhập lậu mà một cái bình này phải theo như cục phòng cháy chữa cháy của công an nói là phải uống ba cái tem. Tem nơi sản, xuất tem kiểm định, và tem của Bộ công an thì hầu như tôi nghĩ rằng đa số những cái bình này chưa đạt như của Bộ công an quy định
Chính người bán cũng mù mờ về chất lượng bình cứu hỏa
Như vậy trong trường hợp cụ thể đã xảy ra một qua. Ông cho rằng ông nhận định rằng là có thể là do cái bản thân các chất lượng cũng như bình này đó không đạt yêu cầu. Thưa quý vị và các bạn, đúng là một trong những nguyên nhân được nhiều người có các chuyên gia cho quan chức năng và các chuyên gia nhắc đến. Đó là chất lượng của bình chữa cháy có thể sẽ không đạt chuẩn. Vậy thì thị trường bình chữa cháy hiện nay đang như thế nào. Và chúng ta thì đang mua những sản phẩm bình chữa cháy gì để mang lên xe của chúng ta
– Dù đã chuẩn bị bình chữa cháy cho chiếc ô tô của mình. Nhưng anh Trần Anh Tuấn vẫn chưa thực sự yên tâm sau khi biết tin về hai vụ nổ bình chữa cháy trên ô tô xảy ra liên tiếp trong những ngày gần đây. Không riêng gì anh Tuấn, nhiều tài xế cũng rơi vào mê trận khi không thể hiểu những dòng chữ ký hiệu trên bình. Với họ việc mua bình chữa cháy cho xe hơi mang tính đối phó, thì còn lại là hên … xui … Trong khi những người sử dụng hoang mang lo lắng và không tin tưởng và chất lượng bình chữa cháy. Thì tại cửa hàng này không còn cảnh dòng người tấp nập vào mua hàng như những ngày trước đây. Dù đã thu được một khoản lợi khá lớn trong những ngày qua. Nhưng những người bán hàng ở đây lại khá mù mờ về thứ hàng hóa mà mình bán xa
Bình nhỏ có chữa được cháy xe lớn ?
Phóng viên : Đây là một chiếc bình và chúng tôi đã mua ở phố Yết Kiêu và trước khi được biết là trước khi có thông tư 57 thì nó chỉ khoảng hơn 100.000 ngàn. Nhưng mà sau khi có thông tư 57 thì nó tăng lên hai trăm rưỡi nữa. Không biết bây giờ là bao nhiêu. Đây là một bình toàn chữ nước ngoài, có lẽ là bình nhập khẩu. Ông đánh giá như thế nào để nhìn nhận định ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Cũng nhìn nhận định thể tích là 500 ml, thứ hai là không nói về vật chất là gì. Nhưng mà theo nghiên cứu và tài liệu tôi gặp được thì nó là một kết hợp chất silicon nó cũng chưa cụ thể, Và có chứa các chất khí ví dụ như là Nitơ hoặc là khí khác như tôi nói là hợp chất hiđrocacbon dẫn xuất. Từ đó thì rõ ràng người mua là không biết được cái tính chất cụ thể của cái này. Mà rõ ràng mình lấy toàn đề tiếng nước ngoài. Nói chung là cũng nó không cụ thể và không nói rằng là xem vậy cái bình này sẽ chữa được cái thể tích nào nó cháy. Ví dụ như là thể tích của khối ô tô mà cái cái khung dưới nắp capo nó phải là một mét khối nước 1.000 lít. Mà cái này miệng phun trong 5 đến 8 giây thôi, thì mà trong này thì khoảng độ nếu như là một kilôgam đó là 22,4 lít nó chỉ trên chục lít thôi. Mà 5 đến 8 giây thì khó dập được cái chỗ khối lượng máy to như thế kia.ho nên đấy cũng là cái cơ sở và tôi chưa chưa muốn mua
Trách nhiệm thuộc về ai khi bình phát nổ hoặc xe cháy ?
Phóng viên : Ông thì đang công tác tại trung tâm tư vấn giám định. Giám định dân sự thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Vậy thì nếu như trong trường hợp mà xảy ra sự cố mà bình chữa cháy Mini này mà phát nổ. Và gây thiệt hại cho người sử dụng. Vậy thì chúng ta có thể đòi được quyền lợi hay không, và nếu như muốn đòi quyền lợi thì chúng ta phải căn cứ vào quy định nào của pháp luật ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Đây là câu hỏi mà nhiều người mua bình chữa cháy ch oto còn đang thắc mắc rất nhiều mà tôi không chưa đọc thấy là ai sẽ chịu trách nhiệm cái này. Giống như 2012 -2013 là cháy xe ô tô rất nhiều thì nguyên nhân nào là chính, mà ai phải chịu trách nhiệm cái này. Thì rõ ràng cái đấy là mỗi khâu thiếu sót khi đưa ra những thông tư nghị định để hậu quả đấy thì ai chịu trách nhiệm. Và rõ ràng là vấn đề quy chế hiện nay chúng ta phải khẳng định cá nhân nào đó, một tập thể nào đó phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không thể nói chung chung cái này được. Cái đấy cũng cả cái mà cơ quan quản lý cần cố gắng hơn
Triển khai xong .. mới nghiên cứu …
Phóng viên : Chúng ta sẽ nói thêm một chút về thông tư 57. Được biết là bị hiện nay thì cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy mới đang tiến hành thử nghiệm những cái khả năng phát nổ của bình chữa cháy. Và nghiên cứu các vị trí phù hợp ở trên xe, để có thể đọc được cái bình chữa cháy này. Như vậy là mọi việc nghiên cứu và bây giờ mới đang tiến hành. Ông nghĩ sao về một cái thông tư có tác động đến toàn xã hội mang tính chất bắt buộc như thế mà được xây dựng không dựa trên những nghiên cứu học đầy đủ ?
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng : Tôi tán thành quan điểm của phóng viên, rõ ràng chúng ta đưa cho một thông tư chúng ta sẽ nghĩ được toàn bộ vấn đề. Nếu như một cơ quan không được thì phải nhiều cơ quan chuyên môn liên quan đến chuyện đó phải bàn bạc kỹ lưỡng. Trong chuyện này nghe nói là cục đăng kiểm là không ủng hộ lắm. Thứ 2 là gì, là trong vấn đề khoa học thì cũng phải là phân tích hết, thí nghiệm hết khi mà tôi bắt đầu cháy một xe. Khi mà tôi mở đấy mình ra rồi thì mở ca-pô ra hoặc là để phun vào. Thì tôi thực nghiệm của tôi cũng là mất bốn chục dây rồi. Thế thì nó cháy thì phải mất khoảng vài chục giây nữa thì mất cả phút rồi. Cả phút là to rồi, thì cứ để cháy to rồi mới bắt đầu phun thì lượng bình mini này không đủ.
Và cái nữa là gì, cái chuyện thực nghiệm như thế có tất cả những dự án cũng như về khoa học cũng như về kinh tế cũng như là các đề tài hoặc là những thông tư khi ra đời. Rất mong muốn các cơ quan chức năng cần phải có nghiên cứu trên cơ sở thực tế của mình. Trên cơ sở tiếp thu các cái thành tựu khoa học của thế giới xem người ta có làm giống mình không ? Và sau đó mới đưa ra thông tư và đã thông tư thì tác động đến ai cũng cần tính. Đến ông công an, đến ông thuế, đến ông Tài chính, đến ông kho, đến bãi. Phải tính đến chuyện này, đặc biệt của nước ta cần phải phối hợp cố gắng hơn nữa
Tổng kết lại
Thì thị trường bình chữa cháy sau những ngày sôi động khi mà thông tư 57 bắt đầu có hiệu lực. Thì đến nay thì đã lại vắng vẻ và im lìm khi mà nhiều vụ nổ ở bình chữa cháy thì đã xảy ra liên tiếp. Và xin kết lại câu chuyện hôm nay bằng một câu chuyện ở nước Anh. Cũng liên quan tới bình chữa cháy tại thành phố Southampton vào năm 2013. Các tài xế taxi đã đồng loạt bỏ túi cứu thương và bình chữa cháy chính hãng khỏi xe. Dù điều này là vi phạm pháp luật của vương quốc Anh. Lý do mà họ đưa ra là có liên quan tới việc đào tạo kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp.
Các hiệp hội Taxi của Anh thì nếu xe cháy mà tài xế dùng bình cứu hỏa thì các công ty bảo hiểm sẽ từ chối đền bù. Vì các tài xế không được đào tạo bài bản về cứu hỏa và việc sơ cứu thì cũng không đúng thì cũng có thể bị kiện bởi các cơ quan y tế. Chủ xe thì đương nhiên là quan tâm tới tính mạng và tài sản của mình hơn ai hết. Nhưng nếu chưa có những cơ sở đầy đủ những thực nghiệm và nghiên cứu khoa học đầy đủ và chính xác. Thì người dân khó có thể tin tưởng vào khả năng và sự an toàn của những sản phẩm được cho là có thể mang lại sự an toàn cho họ như là chiếc bình này. Khi quý khách cần báo giá thiết bị PCCC hãy liên hệ ngay với hotline của Cty PCCC Hoàng Nhật Hưng : 0903343680 để chúng tôi cung cấp bảng giá mới nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho quý khách
Xem thêm : Thuốc hàn hóa nhiệt